Đồng hồ vạn năng, Vạn năng kế, Multimeter Testo
Chắc hẳn nhiều người đã không còn xa lạ đối với những chiếc đồng hồ vạn năng, nhất là đối với những ai hoạt động trong lĩnh vực điện, điện tử… Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều người đã từng nghe nói tới thiết bị này nhưng chưa hiểu rõ về nó. Hãy cùng tìm hiểu về thiết bị đo điện này và công dụng của chúng ngay bây giờ nhé.
Đồng hồ vạn năng là thiết bị gì?
Còn được gọi là đồng hồ đo điện đa năng, một thiết bị đo điện có khả năng đo lường dòng điện, điện áp, điện trở, đo tần số, đo thông mạch… Với khả năng đo đạc nhanh chóng, kiểm tra được nhiều loại linh kiện, sự phóng nạp tụ điện… đây là dụng cụ đo điện đang rất được ưa chuộng hiện nay.
Cấu tạo của đồng hồ vạn năng
Thiết bị đo này bao gồm các bộ phận sau:
– Núm xoay: được dùng để điều chỉnh chế độ đo đạc theo nhu cầu của người dùng và bật/tắt thiết bị.
– Dây cáp đo: gồm 2 sợi dây một đen (tượng trưng cho cực âm) và một đỏ (tượng trưng cho cực dương). Một số dòng sản phẩm có thêm chức năng đo nhiệt độ thì sẽ có thêm một sợi dây cáp nhiệt độ loại K. Nó được cắm trực tiếp vào lỗ chung hoặc lỗ điện áp, lỗ chuyên dụng.
– Lỗ cắm: dùng để cắm các dây cáp vào đồng hồ đo điện. Cáp dương màu đỏ sẽ có nhiều lỗ khác nhau để đo cường độ dòng điện và điện áp. Lỗ điện áp có thể sử dụng cho việc đo điện trở, tần số và điện dung.
– Màn hình: loại LCD để hiển thị rõ nét các giá trị đo đạc được và đơn vị đo.
Những công dụng của đồng hồ vạn năng
Mỗi model sẽ có số lượng chức năng đo khác nhau, trong đó có 3 chức năng chính là đo điện áp, đo cường độ dòng điện và đo điện trở. Ngoài ra, một số dòng còn được dùng để kiểm tra tính liên tục, xác nhận mạch điện hoàn thiện. Những dòng vạn năng kế hiện đại hơn thì sẽ được tích hợp toàn bộ các chức năng như:
- Kiểm tra nối mạch
- Thêm các bộ khuếch đại điện để đo hiệu điện thế hay cường độ dòng điện nhỏ khi điện trở lớn.
- Đo độ tự cảm của cuộn cảm và điện dung của tụ điện, có ích khi kiểm tra và lắp đặt mạch điện
- Kiểm tra dòng điện trong diode và transistor, có ích cho sửa chữa mạch điện.
- Hỗ trợ cho đo nhiệt độ bằng cặp nhiệt.
- Đo tần số trung bình, khuếch đại âm thanh, để điều chỉnh mạch điện của radio. Nó cho phép nghe tín hiệu thay cho nhìn thấy tín hiệu (như trong dao động kế).
- Bộ kiểm tra điện thoại.
- Bộ kiểm tra mạch điện ô-tô.
- Lưu giữ số liệu đo đạc (ví dụ của hiệu điện thế).
Không chỉ có vậy, ở một số dòng đồng hồ vạn năng có thêm phụ kiện, cảm biến đặc biệt để đo thêm các giá trị khác như:
– Đo lường mức độ ánh sáng
– Đo độ axit, độ kiềm
– Đo tốc độ gió
– Đo độ ẩm tương đối.
Đồng hồ vạn năng có những loại nào?
Về cơ bản, thiết bị đo này được phân thành 2 loại chính:
– Đồng hồ vạn năng kim (VOM): thiết bị hoạt động dựa trên một microammeter và có kim di chuyển trên thang chia độ. Sản phẩm này có giá thành rẻ hơn so với loại đồng hồ điện tử nhưng sẽ hơi khó khăn cho một số người dùng để đọc kết quả chính xác. Khi sử dụng đồng hồ dạng kim phải thật cẩn thận, tránh rơi vỡ để máy không bị hỏng.
– Đồng hồ vạn năng điện tử DMM (kỹ thuật số): đây là loại đang được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Khác với dạng kim, đồng hồ dạng số sẽ cung cấp kết quả đo trên màn hình LCD. Bởi vậy nên nó cũng có giá thành cao hơn. Bởi ưu điểm là giúp người dùng dễ dàng đọc được kết quả một cách chính xác cao.
Nhìn chung, cả 2 thiết bị này đều có khả năng đo điện áp (AC/DC), đo dòng điện (AC và DC) và đo điện trở. Cả hai thiết bị đều có thiết kế dạng tay cầm, chạy bằng pin (DC) lẫn kiểu máy để bàn.
Tuy nhiên, dạng đồng hồ đo điện hiện kim sẽ có trở kháng đầu vào cao hơn so với dạng hiện số.
Đồng hồ vạn năng được ứng dụng trong lĩnh vực nào?
Ngày naym bất kỳ một công việc gì cũng cần sự xuất hiện của dòng điện. Vậy nên mọi công tác đo lường, kiểm tra điện đều cần đến dụng cụ đo điện đa năng như đồng hồ VOM.
Ứng dụng của vạn năng kế trong lĩnh vực nghiên cứu
Với sự tiến bộ và phát triển vượt bậc của công nghệ, các cuộc nghiên cứu vật lý về dòng điện đều cần sự hỗ trợ của thiết bị này. Nó sẽ giúp các nhà nghiên cứu biết được chính xác thông số của dòng điện, biết được đâu là dòng điện một chiều, đâu là dòng hai chiều. Nhờ vậy mà các cuộc khảo sát, thử nghiệm cho kết quả chính xác cao, tiết kiệm thời gian.
Ứng dụng của đồng hồ vạn năng trong ngành thiết bị điện tử
Những chiếc đồng hồ đo điện đa năng rất được ưu ái vì tiện dụng trong công tác kiểm tra điện và điện tử. Máy sẽ cho ra kết quả chính xác trực tiếp trên màn hình LCD nhanh chóng. Nhờ vậy mà người dùng có thể điều chỉnh được các thông số của cuộn cảm, đồng thời kiểm tra và lắp đặt các mạch điện sao cho hiệu quả. Ngoài ra, đồng hồ VOM còn giúp các kỹ sư điện đo được dao động ở tần số thấp, điều chỉnh mạch điện của radio, kiểm tra mạch điện ô tô…
Ứng dụng của đồng hồ vạn năng trong ngành sản xuất
Thiết bị giúp xác định được nguồn năng lượng tốt cho quá trình sản xuất, lưu giữ được các số đo giữa hiệu điện thế. Còn giúp biết được nhiệt độ nào thì sẽ thích hợp cho gia súc, cây trồng bằng chức năng đo nhiệt độ bằng cặp nhiệt.
Cách sử dụng đồng hồ đo điện đa năng
Mỗi một chức năng đo sẽ có các bước thực hiện khác nhau nên người dùng cần tham khảo hướng dẫn sau đây:
Hướng dẫn sử dụng đồng hồ vạn năng đo dòng điện
Thiết bị này có thể đo được cả dòng một chiều (DC) và dòng xoay chiều (AC) với các thao tác:
Bước 1: Để đồng hồ ở thang đo A~ (đo AC) và thang A- (đo DC).
Bước 2: Cắm que đo màu đen vào đầu COM, que màu đỏ cắm vào cổng mA nếu đo dòng có cường độ lớn cỡ mA và cổng 20A nếu đo dòng có cường độ nhỏ cỡ A .
Bước 3: Que đo màu đen cắm vào đầu (COM), que đo màu đỏ cắm vào đầu (+).
Bước 4: Đặt đồng hồ ở thang DC.A – 250mA.
Bước 5: Ngắt nguồn điện của các mạch cần đo.
Bước 6: Kết nối que đo màu đỏ về phía cực dương (+) và que đo màu đen về phía cực âm (-) theo chiều dòng điện trong mạch cần đo. Mắc đồng hồ nối tiếp với mạch cần đo.
Bước 7: Cấp nguồn điện cho mạch.
Bước 8: Đọc kết quả trên màn hình hiển thị đồng hồ.
Khi kết quả đọc được nhỏ hơn 25mA, đặt chuyển mạch sang vị trí DC.A – 25mA để được kết quả chính xác hơn.
Tương tự, khi kết quả nhỏ hơn 2,5mA thì đặt chuyển mạch sang vị trí DC.A – 2,5mA.
Hướng dẫn cách đo điện áp bằng đồng hồ vạn năng hiện số
Bước 1: Để đồng hồ ở thang V- để đo điện áp một chiều và V~ để đo điện áp xoay chiều.
Bước 2: Que màu đen cắm cổng chung COM, que đỏ cắm vào cổng V/Ω.
Bước 3: Que đo màu đen cắm vào đầu (COM), que đo màu đỏ cắm vào đầu (+).
Bước 4: Đặt chuyển mạch ở thang đo DCV (ACV) lớn hơn nhưng gần nhất với giá trị cần đo để kết quả đo là chính xác nhất. Ví dụ: đo điện áp 220V thì có 2 thang lớn hơn là 250V và 1000V, nhưng thang 250V sẽ cho kết quả chính xác hơn.
Bước 5: Đặt 2 que đo vào 2 điểm cần đo (đo song song). Nếu đo dòng một chiều thì đặt que đen vào điểm có điện thế thấp, que đỏ vào điểm có điện thế cao, nếu đo xoay chiều thì không cần quan tâm đến cực tính của đồng hồ.
Bước 6: Đọc kết quả trên màn hình hiển thị.
Hướng dẫn cách đo điện trở với đồng hồ vạn năng
Bước 1: Để đồng hồ đo ở thang điện trở Ω.
Bước 2: Que màu đen cắm cổng chung (COM), que đỏ cắm cổng V/Ω.
Bước 3: Cắm que đo màu đen vào đầu COM, que đo màu đỏ vào đầu (+)
Bước 4: Đặt 2 que đo vào 2 đầu của điện trở (Đo song song). Chọn thang đo sao cho khi đo điện trở cần xác định, độ lệch của kim ở khoảng ½ thang đo.
Bước 5: Đo điện trở lại một lần nữa, kết quả lần này là chính xác.
Bước 6: Đọc kết quả trên màn hình hiển thị.
Kinh nghiệm chọn mua đồng hồ vạn năng chất lượng
Để đảm bảo cho kết quả đo được tốt và độ bền thiết bị cao nhất, hãy vận dụng các tiêu chí sau để chọn được sản phẩm phù hợp nhất!
– Chọn sản phẩm phù hợp cho mục đích sử dụng
Tùy theo nhu cầu sử dụng của mình để bạn quyết định nên chọn chiếc đồng hồ nào sử dụng. Nếu nhu cầu dùng đồng hồ đo đa năng không thường xuyên, hoặc chỉ đo những thông số cơ bản thì nên chọn đồng hồ dạng kim, loại cơ bản. Nếu công việc của bạn thường xuyên đo và kiểm tra mạch điện, yêu cầu độ chính xác, đo chuyên sâu như đo tần số, đo nhiệt độ thì nên chọn loại đồng hồ dạng số điện tử hoặc dạng chuyên nghiệp.
– Chọn đồng hồ vạn năng dựa theo thiết kế
Những loại đồng hồ có thiết kế nhỏ gọn, trọng lượng nhẹ sẽ giúp di chuyển tiện lợi, linh hoạt ở nhiều vị trí khác nhau. Một số loại đồng hồ điện tử còn kết hợp thêm các nút điều chỉnh các mức thang đo, có hỗ trợ đèn nền giúp làm việc dễ dàng trong điều kiện thiếu ánh sáng.
– Chọn thiết bị đo dạng kim hay dạng hiện số
Nếu nhu cầu đo đạc của bạn là đo dòng điện, điện áp, điện trở, tần số, nhiệt độ… thì nên chọn dạng đồng hồ kỹ thuật số. Nếu nhu cầu đo của bạn chỉ cơ bản là đo dòng điện, điện trở, cường độ dòng điện thì có thể chọn đồng hồ chỉ thị kim.
– Chọn mua đồng hồ vạn năng có mức giá phù hợp
Bạn nên cân nhắc điều kiện tài chính để chọn loại thiết bị phù hợp cho mình. Như vậy vừa đảm bảo hiệu quả công việc vừa giúp tiết kiệm được ngân sách.
– Cân nhắc khả năng thực hiện phép đo
Một chiếc đồng hồ đa năng kỹ thuật số thông minh sẽ được tích hợp các tính năng cao hơn như tần số, nhiệt độ, kiểm tra liên tục, diode…
Chức năng Auto-Ranging: Đây là chức năng tự động chọn thang đo giúp bạn tiện lợi hơn trong quá trình làm việc, tránh các sự cố chọn nhầm thang đo gây hư hỏng đồng hồ của bạn. Chức năng này có thể chọn phạm vi điện áp cũng như tất cả các phép đo khác.
Phép đo True RMS: Với chức năng cho kết quả đo với độ chính xác rất cao, nếu bạn cần độ chính xác cao, thì nên chọn những chiếc đồng hồ đa năng có sử dụng công nghệ này.
Thương hiệu đồng hồ vạn năng nào nên mua 2022?
Người dùng nên chọn các sản phẩm đến từ các thương hiệu uy tín lớn như Testo, Kyoritsu, Hioki… Vì nó có độ bền cao, khả năng đo chính xác, thang đo đa dạng và cực kỳ an toàn khi sử dụng. Một trong số nhà sản xuất lớn và chất lượng tốt hiện nay là Testo – Thương hiệu thiết bị đo lường đến từ Đức. Bạn có thể tham khảo các dòng đồng hồ vạn năng Testo được đánh giá cao hiện nay như:
– Vạn năng kế hiện số Testo 760-1
– Đồng hồ đo điện đa năng chỉ thị số Testo 760-2
– Đồng hồ vạn năng Testo 760-3
– Đồng hồ đo điện vạn năng Testo 760-3 (sao chép).
Các sản phẩm này hiện đang được cung cấp tại Testo Store, nếu có nhu cầu sử dụng hãy liên hệ qua hotline để được tư vấn kỹ hơn và báo giá tốt nhất.